Các giải pháp giảm thiểu và xử lý các yếu tố của ô nhiễm không khí

1. Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm
a, Sử dụng phương tiện giao thông công cộng
Khuyến khích mọi người sử dụng phương tiện giao thông công cộng nhằm giảm thiểu sự phát thải khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu động cơ. 


b, Sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch
Hiện nay, trên thế giới đã và đang sử dụng các công nghệ năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, gió và địa nhiệt. Những nguồn năng lượng này vô tận, có thể đáp ứng nhu cầu vô tận của con người và đặc biệt nó còn không phát sinh các khí thải gây ô nhiễm môi trường.


c, Tiết kiệm năng lượng
Bên cạnh các nguồn tài nguyên tái tạo, năng lượng sạch thì việc sử dụng năng lượng hiệu quả vẫn là 1 trong những biện pháp cần chú ý. Những việc ai cũng có thể là như tắt điện, ngắt nước khi không sử dụng, những việc này dễ dàng nhưng đóng góp rất to lớn cho việc giảm thiểu sự ô nhiễm không khí.
d, Thực hiện 3R
3R này có nghĩa là giảm thiểu (REDUCE), tái sử dụng (REUSE), tái chế (RECYCLE).
Hiểu được khái niệm về 3R còn là một rào cản lớn trong việc giảm thiểu ô nhiễm. Ví dụ như chai lọ đã qua sử dụng có thể tái sử dùng để chứa vật chất khác, thực phẩm thừa có thể làm thức ăn gia súc..


Ngoài ra còn rất nhiều biện pháp đang được thực hiện để giảm thiểu ô nhiễm như tích cực trồng cây xanh cải tiến các thiết bị máy móc công nghiệp, cải tiến trong ô tô..
2. Các biện pháp xử lý
Có 3 phương pháp xử lý khí thải là hấp thụ các chất khí độc hại bằng chất lỏng (nước, dung môi), hấp phụ trên bề mặt vật liệu rắn và thiêu đốt (biến đổi hóa học các chất ô nhiễm). Đặc biệt phương pháp hấp thụ là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất trong thực tế. 
2.1 Hấp thụ khí bằng chất lỏng 
Khái niệm: là quá trình hòa tan chất khí vào trong chất lỏng khi chúng tiếp xúc với nhau
Cơ chế: gồm 3 bước
Bước 1: Khuếch tán các phân tử chất ô nhiễm thể khí trong khối khí thải đến bề mặt của chất lỏng hấp thụ
Bước 2: Thâm nhập và hòa tan chất khí vào bề mặt chất hấp thụ
Bước 3: Khuếch tán chất khí đã hòa tan trên bề mặt ngăn cách vào sâu trong lòng khối chất lỏng. 
2.2 Hấp phụ trên bề mặt rắn 
Khái niệm: hấp phụ là quá trình phân ly khí dựa trên ái lực của một số chất rắn đối với 1 số loại khí có mặt trong hỗn hợp khí nói chung và khí thải nói riêng, trong quá trình đó các phân tử chất khí ô nhiễm sẽ được giữ lại trên bề mặt của vật liệu rắn. 
Áp dụng: Quá trình hấp phụ được áp dụng rất phù hợp cho những trường hợp sau: 
  • Chất khí ô nhiễm không cháy hoặc khó cháy 
  • Chất khí có giá trị và cần thu hồi 
  • Chất khí ô nhiễm có nồng độ thấp trong khí thải mà các quá trình khử khí khác không thể áp dụng  
2.3 Thiêu đốt 
Khái niệm: là quá trình xử lý khí ô nhiễm bằng quá trình thiêu đốt, áp dụng với các trường hợp lượng khí thải lớn mà nồng độ chất ô nhiễm cháy được lại rất bé, đặc biệt là các chất ô nhiễm có mùi khó chịu.
Ưu điểm: 
  • Phân hủy được hoàn toàn các chất ô nhiễm cháy được khi thiết bị thiêu đốt được thiết kế và vận hành đúng quy cách 
  • Khả năng thích ứng của thiết bị đối với sự thay đổi vừa phải của lưu lượng khí thải cũng như nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải 
  • Có khả năng thu hồi, tận dụng được nhiệt thải ra từ quá trình thiêu đốt. 
Nhược điểm: 
  • Chi phí đầu tư thiết bị và vận hành tương đối lớn 
  • Có khả năng làm phức tạp vấn đề ô nhiễm không khí ( tạo ra thêm 1 số khí độc hại) 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phương pháp xử lý bụi bằng - tháp rỗng rửa khí

THÁP ĐĨA LỖ HOẠT ĐỘNG HIỆU QUẢ TRONG VIÊC XỬ LÝ KHÍ THẢI LÒ HƠI - 0985025566

THIẾT BỊ CYCLONE LÀ GÌ? 0985025566