CÁC KHÁI NIỆM VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ NGUỒN GỐC PHÁT SINH Ô NHIỄM
Một số khái niệm cơ bản
“Môi trường” là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật
“Ô nhiễm môi trường” là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
“Hoạt động bảo vệ môi trường” là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành.
“Quy chuẩn kỹ thuật môi trường” là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường.
“Ô nhiễm không khí” là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)
“Khí thải” là hỗn hợp các thành phần vật chất độc hại thải ra không khí từ hoạt động sản xuất công nghiệp và sinh hoạt hàng ngày của con người.
( Trích điều 3, chương 1- những quy định chung, Luật bảo vệ môi trường 2014)
Nguồn gốc phát sinh các chất ô nhiễm không khí
Để hiểu rõ hơn về các vấn đề ô nhiễm không khí, cần biết rõ các nguồn phát sinh chất ô nhiễm từ đó đưa được ra các giải pháp giảm thiểu và xử lý một cách hiệu quả nhất.
Nguồn gây ô nhiễm không khí có thể phân thành: nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc nhân tạo.
a, Nguồn gốc tự nhiên
Nguồn gốc tự nhiên được thể hiện như dưới đây:
Hình 1: nguồn gốc tự nhiên phát sinh các chất ô nhiễm không khí
b, Nguồn gốc nhân tạo
Một số nguồn gốc nhân tạo được thể hiện như hình dưới đây:
Hình 2: nguồn gốc nhân tạo phát sinh các chất ô nhiễm không khí
Mỗi nguồn phát sinh sẽ có các thành phần khí thải khác nhau như do đốt nhiên liệu như SO2, CO, CO2, NOx, hydrocacbon và tro bụi. Trong công nghiệp sản xuất gang thép những chất ô nhiễm chủ yếu là bụi, khói nâu (oxit sắt rất mịn), một số khí thải như SO2, CO, hợp chất chứa flo….
Bài viết liên quan:
- Xử lý bụi bằng lọc bụi túi vải
- Xử lý bằng phương pháp hấp thụ
- xử lý khí thải bằng phương pháp hấp phụ
- Xử lý bụi công nghiệp bằng cyclone
Nhận xét
Đăng nhận xét